CÓ NÊN CHO TRẺ SƠ SINH SOI GƯƠNG? !!! Mẹ đã thử cho bé soi gương bao giờ chưa, mẹ có biết tập cho con soi gương sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Mẹ có thể đăng hình ảnh bé tập soi gương dưới bài viết này để nhận được tư vấn nhé! ❤️TRẺ SƠ SINH CÓ ĐƯỢC SOI GƯƠNG? - Từ trước đến nay luôn tồn tại một số quan điểm như nếu cho bé soi gương sẽ khiến con sợ hãi, soi gương khiến con chậm nói, hay thậm chí cho bé soi gương sẽ khiến con mắc bệnh tự kỷ… - Trên thực tế, các nhà nghiên cứu khoa học về sự phát triển trẻ em đã nhận định, soi gương không đem lại những điều tiêu cực vừa kể trên. Trái lại, cho bé tập soi gương, chơi với gương sẽ kích thích bé phát triển trí não, bao gồm về nhận thức về thế giới quan và phát triển cảm xúc tích cực cho bé. ❤️SOI GƯƠNG CÓ LỢI GÌ - Phát triển tích cực kỹ năng phối hợp, điều khiển giữa ĐẦU và MẮT của bé để nhìn sự vật xung quanh - Nâng cao NHẬN THỨC của bé về thế giới xung quanh, về cơ thể của bé thúc đẩy bé tìm tòi, hứng thú với môi trường mới ở bên ngoài bụng mẹ. - Bé học cách biểu lộ CẢM XÚC tích cực - Phát triển khả năng NGÔN NGỮ - KỸ NĂNG XÃ HỘI cho bé ❤️SOI GƯƠNG ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ Lưu ý: Nếu gương trong tầm tay bé, bố mẹ nên chọn các chất liệu an toàn như gương dẻo để tránh rủi ro gương bị vỡ gây nguy hiểm cho con ❤️1. BÉ TỪ 0 – 2 THÁNG - Ngay từ khi con chào đời, tuy rằng phần lớn thời gian con chỉ nằm ở tư thế ngửa, tầm nhìn ngắn, chỉ khoảng 20 – 30cm, song ba mẹ có thể cho bé quan sát, tập soi gương được treo trên kệ chữ A, hoặc gương được đặt ở vị trí gần nơi bé nằm, để bé có thể dễ dàng quan sát. - Lúc này ba mẹ hãy cùng bé soi gương, trò chuyện với bé để con dần hiểu hoạt động soi gương mà ba mẹ đang dần thiết lập cho bé hằng ngày. - Ba mẹ có thể thủ thỉ những câu nói yêu thương, đọc cho con nghe những bài thơ ngắn, câu từ giàu âm điệu khi cùng soi gương với con. ❤️2.BÉ TỪ 3 – 6 THÁNG - Lúc này bé đã biết lẫy thành thạo, bé có thể nằm sấp và nâng cao cơ đầu cổ. Mẹ đặt gương phía trước, đối diện với bé để bé quan sát. - Bé sẽ trò truyện với em bé ở trong gương bằng những âm điệu ê a, thậm chí là cười đùa , phấn khích khi thấy một em bé nữa xuất hiện ở trong gương. - Ba mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn bé về các bộ phận trên cơ thể bé để con dần nhận biết nhé. Bé có thể sẽ rất hào hứng, phấn khích đập tay vào gương. ❤️3.BÉ TỪ 6 THÁNG – 1 TUỔI - Lúc này bé đã biết ngồi vững, ba mẹ có thể đặt bé ngồi trước gương để bé tập soi, và tập các bài tập môi miệng, kích thích con tập nói. - Trò chơi gợi ý: Chơi ú òa trước gương, tập nói âm A, O, E, I ( kéo dài âm thanh) trước gương, tập Chu môi , lè lưỡi trước gương… - Ba mẹ làm những bộ mặt vui nhộn trước gương như: khịt mũi, nháy mắt, cười haha, vẻ mặt ngạc nhiên, tò mò, hay khóc huhu…để kích thích bé bắt chước theo các điệu bộ, cử chỉ. - Bé bắt đầu nhận biết được bản thân mình khi soi gương. Mẹ có thể bôi son đỏ lên mũi bé khi bé soi gương để kiểm tra xem con có biết lấy tay quơ lên mũi của mình không nhé. Nếu bé có biểu hiện đó thì chứng tỏ con đã có khả năng nhận ra bản thân mình ở trong gương rồi đó. ---------------------------------------------------------------- ❤️Để nhận được thêm thông tin về các vấn đề phát triển của trẻ, tham vấn về giáo dục sớm cho bé từ 0 – 1, các vấn đề về chăm sóc trẻ, các mẹ hoàn toàn có thể nhờ đến sự tư vấn của Th.s Tâm lý Hà An bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này nhé!

8 Thảo luận