Tuần khủng hoảng wonder week 19

❤WONDER WEEK 19 – BÉ THAY ĐỔI RA SAO? Rất nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi với biểu hiện biếng bú, khó ngủ, quấy khóc, bám mẹ nhiều hơn của bé. Vậy vì sao giai đoạn khủng hoảng này kéo dài lâu và đem lại nhiều phiền toái đến như vậy? WONDER WEEK 19 LÀ GÌ? Wonder week 19 xảy ra trong khoảng từ tuần 14 – tuần thứ 19, đỉnh điểm là tuần thứ 19. Giai đoạn khủng hoảng này kéo khá dài, diễn ra lâu hơn những giai đoạn trước và thường xuất hiện khi con được khoảng 4 – 5 tháng, do vậy ba mẹ hãy chuẩn bị tinh thần khi con bước vào wonder week 19 nhé Tuần thứ 19 – được gọi là giai đoạn “Thế giới của những sự kiện” Mẹ sẽ bắt đầu thấy trẻ biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm để bỏ tất cả mọi đồ vật trong tầm với nhét vào miệng, biết nhìn theo mẹ hoặc bố, đẩy núm ti ra khi đã no. BIỂU HIỆN CỦA BÉ - Quấy khóc nhiều hơn, đôi khi tức giận, cáu kỉnh - Khó ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm hơn... - Bám mẹ, khóc ngay khi mẹ rời đi, tỏ ra nhút nhát, sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ - Biếng bú, bú kém hơn, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cho thấy con cần ăn dặm mẹ nhé - Đòi hỏi sự quan tâm, chú ý của mẹ nhiều hơn, muốn mẹ vỗ về nhiều hơn - Thay đổi tâm trạng bất chợt, đang cười thì khóc toáng lên - Mút tay nhiều hơn BÉ HỌC ĐƯỢC KỸ NĂNG NÀO? 1. XÃ HỘI – TÌNH CẢM · Biết cười có ý thức, đặc biệt là cười với người khác; · Biết bắt chước một vài chuyển động và biểu cảm gương mặt như cười, cau mày,... · Thích chơi với người khác, có thể khóc nếu ngừng chơi. 2. PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Vận động thô • Khi nằm sấp, cánh tay bé sẽ đưa về phía trước, ngóc đầu lên nhìn người trước mặt hoặc đồ chơi một cách chắc chắn, không cần trợ giúp; • Khi nằm sấp, bé có khuynh hướng lật người bị động, lăn trở lại vị trí nằm ngửa một cách không tự chủ; • Khi đỡ lấy ngực, bụng của bé và giữ bé ở trạng thái lơ lửng thì phần đầu, chân và thân của bé có thể ngang bằng nhau; • Khi đỡ bé ngồi dậy, đầu của bé thường gập về trước; khi lắc lư thân hình bé, đầu bé thỉnh thoảng cũng lắc lư nhưng cơ bản đã ổn định; • Bé có thể dồn lực xuống chân khi được đặt đứng trên mặt phẳng cứng; • Nếu có sự chống đỡ, bé có thể ngồi thẳng khoảng 10 – 15 phút và đầu đã ổn định, lưng đã chắc chắn Vận động tinh • Có thể chủ động nắm lấy đồ chơi có tay cầm và lắc lư; • Đưa tay hoặc những vật bé thích vào miệng; • Tầm nhìn của bé có thể di chuyển từ vật đến tay và ngược lại; • Khi đắp chăn mỏng cho bé, hai tay của bé có thể kéo chăn; 3. NGÔN NGỮ - GIAO TIẾP • Tiếng khóc tương đối dày, khỏe; • Bắt đầu bập bẹ học nói, phát âm theo cảm xúc, bắt chước âm thanh bé nghe thấy; • Biết cách dùng những tiếng cười khác nhau để thể hiện sự thích thú, hiếu kỳ đối với các vật xung quanh; • Khóc bằng nhiều kiểu khác nhau để thể hiện bé đói, mệt, đau,... • Biết dùng giọng điệu để biểu đạt sự không vui; • Có thể cười một cách tự phát khi nhìn thấy gương mặt quen thuộc và phát ra âm thanh nhiều; • Chú ý tới hình ảnh của mình khi soi gương, tự cười nói và bắt đầu điều chỉnh phản ứng với người khác; • Khi bú, bé đặt hai tay lên bầu vú mẹ hoặc bình sữa như một cách giao tiếp riêng 4. NHẬN THỨC – ĐA GIÁC QUAN • Thể hiện cho cha mẹ biết khi bé buồn hoặc vui; • Phản ứng lại với những tác động bên ngoài như âm thanh, hình ảnh; • Kết hợp tốt giữa tay và mắt, có thể nhìn đồ chơi và đưa tay ra với; • Mắt nhìn theo vật chuyển động từ bên này sang bên kia; • Đôi khi cho đồ vật vào miệng để khám phá; • Nhìn chăm chú gương mặt người khác; • Nhận ra người thân và đồ vật ở một khoảng cách nhất định. • Em bé 4 tháng tuổi có thể nhận ra sự tương phản màu sắc tinh tế, có thể nhìn khắp phòng nhưng bé vẫn thích nhìn gần hơn. Đôi mắt của bé cũng di chuyển bình thường, có thể nhìn theo vật thể hoặc những người khác trong phòng. • Em bé cũng có thể dự đoán được kết quả của các sự việc quen thuộc, chẳng hạn như nếu ấn, bóp đồ chơi chíp chíp , tiếng động sẽ phát ra ❤️ VƯỢT BÃO KHỦNG HOẢNG WW 19 Mẹ hãy xem theo ảnh nhé 👉👉👉