Thực hư giáo dục sớm để con thành "thiên tài"? Có nên giáo dục sớm cho con?

1. Giáo dục sớm là gì?
Giáo dục sớm (early childhood education) được xem là việc giáo dục trẻ từ sơ sinh đến 6 hoặc 8 tuổi. Giáo dục sớm là quyền lợi chính đáng của tất cả mọi trẻ em trên thế giới và Unesco đã đinh nghĩa “Giáo dục sớm là thời kì từ sơ sinh đến 8 tuổi. Là thời kì phát triển vượt trội của não, những năm này đặt nền tảng cơ bản cho sự phát triển sau này của trẻ. Chăm sóc và giáo dục sớm không chỉ là chuẩn bị cho trẻ đi học sau này mà nó nhấn mạnh đến sự phát triển của trẻ - nhu cầu về xã hội, cảm xúc, phản biện, vật lí của trẻ để làm nền tảng vững chắc cho việc học tập lâu dài suốt đời sau này.”

Thực hư giáo dục sớm để con thành "thiên tài"? Có nên giáo dục sớm cho con?

Như vậy, hiểu đơn giản, giáo dục sớm là giáo dục trẻ những năm đầu đời, thời kì từ 0 đến 6 tuổi. Bởi đây là thời gian mà não trẻ phát triển rất nhanh và trẻ tiếp thu một cách tốt nhất trong suốt cuộc đời. Khoảng thời gian này các bé luôn mong muốn và khao khát được khám phá thế giới xung quanh, bé muốn được học hỏi tìm tòi.

Việc bố mẹ chăm sóc con, tương tác, chơi với con hàng ngày đều là giáo dục sớm cho bé. Vấn đề duy nhất ở đây là bố mẹ và trường học có chú trọng giáo dục sớm cho con hay không, có giáo dục sớm cho con một cách khoa học, hợp lí không?

2. Hiểu về Giáo dục sớm như thế nào?
Không ít cha mẹ suy nghĩ rằng việc tập đọc cho con bằng các thẻ chữ ngay từ tuổi rất sớm là một phương pháp giáo dục sớm. Nhưng cách thức hoạt động của họ không đúng (chú trọng quá nhiều hình thức), quá khô khan và áp lực lên các bé quá nhỏ, những điều này không có lợi ích gì trong việc phát triển trí não, thậm chí gây nhiều tác hại cho con. Do đó, hiểu rõ và thực hiện đúng về giáo dục sớm là điều nên làm khi cha mẹ đang muốn giúp trí não bé phát triển.

Theo các tài liệu nghiên cứu thì Giáo dục sớm không đơn thuần được hiểu như dạy đọc, dạy viết, dạy ngôn ngữ cho bé ở độ tuổi sớm. Đó là một khái niệm hẹp, nói đúng hơn là giáo dục sớm là tập trung giáo dục về giao tiếp, kĩ năng xã hội cho các bé ngay từ khi còn rất nhỏ và cuối cùng ngôn ngữ sẽ tự động phát triển một cách tự nhiên. Bằng cách đặt bé vào một môi trường năng động, với sự giúp đỡ, yêu thương của cha mẹ thông qua các trò chơi lành mạnh sẽ giúp các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ và làm tiền đề cho sự học hỏi, tư duy và sáng tạo.

Từ 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển "vàng" của trẻ

  • Trong độ tuổi từ 0 – 3 tuổi, đây là giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất, gần như hoàn thiện về chức năng và liên kết như người lớn. Đây cũng là giai đoạn dễ tổn thương nhất, và tổn thương không phục hồi. Chính vì vậy trong giai đoạn này học theo cách khám phá, vui chơi và giao tiếp là chính. Tất cả các kiến thức thông qua 3 tiêu chí trên não bộ mới nhận, ngoài 3 tiêu chí trên não bộ không lưu nhận thậm chí nếu làm khác đi sẽ gây ra tổn hại đến sự phát triển bình thường của não.

  • Từ 4 – 8 tuổi là giai đoạn phát triển tiếp tục, là giai đoạn quan trọng trong phát triển ngôn ngữ và tư duy. Quan trọng nhất là đến 6 tuổi. Tổn thương trước 6 tuổi cũng là dạng không thể phục hồi. Giai đoạn này, trẻ em vẫn học theo phương thức khám phá, vui chơi, học hỏi là chính. Tuy nhiên khác với các giai đoạn trước, giai đoạn này trẻ em có thể được dạy về từ vựng, toán học, ngôn ngữ thứ 2 nhưng lưu ý, vui chơi và giao tiếp luôn luôn là chính.

  • Giai đoạn sau 8 tuổi, lúc nào bộ não của trẻ đã phát triển gần giống như của người lớn về chức năng và tính bền vững, nghĩa là não bộ đã thích hợp cho việc học hỏi ở giai đoạn cao hơn nhưng các hoạt động học tập phải luôn dung hòa với việc vui chơi của trẻ.

3. Phải áp dụng phương pháp giáo dục sớm mới là giáo dục sớm?
Có nhiều bố mẹ tưởng nhầm là giáo dục sớm tức là phải áp dụng các phương pháp giáo dục sớm như Montessori, Glenn Doman, Reggio Emilia, Steiner… vào nuôi dạy con thì mới gọi là giáo dục sớm. Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ là những cách thức khác nhau để giáo dục sớm cho con. Có rất nhiều bố mẹ vẫn đang giáo dục sớm cho con rất khoa học mà không hề phải răm rắp tuân theo một phương pháp giáo dục sớm cụ thể nào.

Bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra cũng đều có tiềm năng trí thông minh nếu cha mẹ biết cách giáo dục sớm để khai phá tiềm năng ấy

Mục tiêu của các phương pháp giáo dục sớm cho con tuy có khác nhau một chút nhưng tựu chung lại đều là giúp trẻ có thể phát triển hài hòa, phát huy tối đa các tiềm năng của mình. Việc review cụ thể về từng phương pháp giáo dục sớm, các phương pháp này ưu điểm, khuyết điểm, phù hợp với bé như thế nào để bố mẹ có thể có một cái nhìn bao quát và chọn được phương pháp phù hợp, Bibabo sẽ viết trong một series bài về từng phương pháp này sắp tới đây.

4. Giáo dục sớm là dạy con biết chữ, biết số sớm?
Một hiểu nhầm nữa rất phổ biến hiện nay là giáo dục sớm chính là dạy con biết chữ, biết số, biết đọc, biết viết và tính toán. Việc quan điểm giáo dục sớm như trên là quan điểm riêng của một vài người chứ không phải là mục tiêu giáo dục sớm như Unessco đưa ra. Bibabo phản đối mọi hình thức ép buộc trẻ học chữ, học số trước khi vào lớp một. Thay vào đó, mẹ hãy tạo môi trường cho bé có niềm đam mê, thích thú với các con số và chữ cái, lúc này, bố mẹ có thể hỗ trợ để con học. Con học vì sự thích thú sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Nhưng nếu bé không hứng thú với việc học chữ, học số, bố mẹ không nên ép buộc con học. Đó là hiểu lầm sơ đẳng nhất về giáo dục sớm. Việc biết chữ, biết số sớm không cần thiết bởi vì những lí do sau:

  • Quy định của giáo dục ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều là dạy chữ, và số khi bé khoảng 6 tuổi. Quy định này không phải được đặt ra một cách ngẫu nhiên mà dựa trên cơ sở rằng: độ tuổi đó là tốt nhất để cho trẻ học chữ và số.

Thay vì ép con học chữ học số bằng cách đọc thẻ mỗi ngày thì mẹ nên tạo sự hứng thú để bé tự muốn làm quen với con chữ, con số, đó mới là giáo dục sớm đúng cách

  • Việc trẻ học trước không gây hại gì cho trẻ nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn và không cần thiết vì sau này trẻ cũng sẽ học lại những kiến thức này. Những em bé đã biết trước những kiến thức này khi vào tiểu học sẽ nhanh chóng chán nản khi đã biết hết chữ mà vẫn phải ê a đọc từng chữ, viết từng nét. Đối với trẻ, để có thể học tốt hay làm bất kì điều gì tốt thì quan trọng nhất là thích. Khi bé không thích và chán nản, việc học sẽ trở thành áp lực với trẻ và kết quả sẽ không tốt.

  • Việc biết chữ, biết số sớm không đồng nghĩa với việc trẻ thông minh, sẽ học hỏi được nhiều. Quan trọng nhất là bé thích sách và ham học hỏi, chữ và số chỉ là những công cụ. Nếu bé yêu thích sách và biết các công cụ này, bé sẽ học hỏi được nhiều. Nhưng nếu đơn thuần chỉ là biết chữ số mà không ham học hỏi thì bé cũng sẽ không học được nhiều. Ham học hỏi và yêu thích việc tìm hiểu là điều quan trọng hơn. Nếu bố mẹ ép con học chữ, học số mà lại quát con "hỏi gì mà hỏi lắm thế?" khi bé hỏi những câu hỏi tại sao thì chứng tỏ bố mẹ không hiểu gì về giáo dục sớm và đã hoàn toàn sai lầm.

5. Lợi ích của giáo dục sớm đối với trẻ nhỏ?
Mỗi một con người chính là một kho báu tiềm ẩn. Giáo dục sớm chính là quá trình giáo dục khơi dậy, khai thác khả năng tiềm ẩn to lớn của con người. Các nhà khoa học về con người đã thừa nhận một điều rằng trung bình những người bình thường chỉ được khai thác từ 4 – 15% khả năng trí tuệ tiềm ẩn của bản thân. Còn tới hơn 85% giá trị khả năng tiềm ẩn vẫn chưa được khai thác và sử dụng.

Khi còn nhỏ trẻ như một trang giấy trắng tinh khôi sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức mới lạ. Những trải nghiệm mới, các câu từ mà trẻ học được, mọi hành động mà trẻ được tiếp xúc đều là nền tảng cho tương lai của chúng.

Lợi ích của giáo dục sớm đối với trẻ nhỏ:

  • Giúp trẻ hình thành, bồi dưỡng tính cách của con người
  • Các bé hòa nhập với xã hội
  • Bé biết cách hợp tác, tương trợ trong cuộc sống
  • Trẻ sớm nhận biết được hành vi của mình như thế nào là đúng và như thế nào là không đúng
  • Trẻ ham học hỏi
  • Trẻ biết tôn trọng
  • Trẻ biết cách làm việc theo nhóm
  • Trẻ được rèn luyện tính kiên trì
  • Trẻ có sự tập trung ngay từ nhỏ
  • Trẻ biết về lòng tự trọng và phát triển sự tự tin

6. Có nên giáo dục sớm cho trẻ?
Giáo dục sớm cho con là điều hoàn toàn đúng đắn và cũng là cần thiết để tận dụng giai đoạn vàng trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần phải thông minh khi áp dụng các phương pháp học cho con mình và học với mục tiêu “tốt cho con” chứ không phải vì sĩ diện của cha mẹ. Đừng vì con tôi học ở trường này, trường kia, phương pháp này, phương pháp kia mà vô tình “tiền mất tật mang” tạo áp lực không cần thiết thậm chí là tổn thương nhận thức vĩnh viễn cho trẻ.

Khóa học giáo dục sớm của Bibabo tập trung vào trải nghiệm, chơi mà như học, học mà như chơi, thay vì ép buộc con

Khóa học giáo dục sớm của Bibabo không dạy các mẹ phải bắt ép con học chữ, học số hay dùng những thẻ thô cứng để tạo áp lực học tập lên con. Thay vào đó, khóa học sẽ giúp mẹ hiểu đúng về giáo dục sớm, từ đó tạo môi trường để tự bản thân con cảm thấy thích thú, muốn khám phá và muốn được tìm tòi về thế giới xung quanh, về con số, con chữ.

Hiện Bibabo đang có chương trình "HỌC THỬ MIỄN PHÍ KHÓA HỌC GIÁO DỤC SỚM", nếu mẹ quan tâm, chỉ cần để lại comment để Bibabo tư vấn và đăng ký học thử cho mẹ nhé!