🆘 Ốm nghén quá mức và nguy cơ suy dinh dưỡng thai nhi
Theo thống kê, có khoảng 70% mẹ bầu bị ốm nghén, trong đó ốm nghén nặng chiếm 1,5%. Những dấu hiệu của ốm nghén nặng bao gồm: nôn ói dữ dội (trên 3 lần/ngày), vừa ăn/uống vào đã nôn hết, cơ thể bị mất nước mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng… Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng NutriHome, cho biết, chứng ốm nghén nặng hay còn gọi là suy nghén – Hyperemesis gravidarum (HG), thường “tấn công” thai phụ vào tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ và trở nên nghiêm trọng nhất ở tuần thai thứ 9 – 13.
1. Mẹ bầu ốm nghén nặng kéo dài, con bị ảnh hưởng thế nào?
Mặc dù ốm nghén là hiện tượng thai kỳ bình thường, nhưng mẹ bầu nghén nặng đến mức không thể ăn uống sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến thai nhi và sức khỏe bản thân. Cụ thể như sau:
2. Thai nhi kém phát triển, thiếu cân
Mẹ bầu nôn ói liên tục thường mất cảm giác thèm ăn dẫn tới ăn ít, hay bỏ bữa. Điều này dễ gây thiếu hụt dưỡng chất, cân nặng sụt giảm. Khi cơ thể người mẹ không nạp đủ dinh dưỡng, hậu quả là thai nhi cũng sẽ bị thiếu chất, dẫn đến tăng trưởng kém, có nguy cơ thiếu cân lúc chào đời và suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời. Tệ hơn, mẹ bầu còn phải đối mặt với việc sinh non.
3. Mất cân bằng điện giải
Ăn uống kém đồng nghĩa với thiếu vi chất, trong đó có các chất điện giải (natri và kali). Khi lượng natri và kali trong cơ thể sụt giảm, tình trạng mất cân bằng điện giải sẽ xảy ra. Tình trạng này khiến mẹ bầu càng nghén trầm trọng hơn và huyết áp bị giảm.
4. Cơ bắp suy yếu
Thiếu dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải và thời gian nằm quá nhiều (do nhu cầu cần nghỉ ngơi tăng cao) sẽ khiến thai phụ bị suy yếu cơ bắp. Cơ thể lúc nào cũng luôn ở trong tình trạng rệu rã, đôi lúc như không còn chút sức lực nào.
Cách đối phó với chứng ốm nghén nặng trong thai kỳ
Tùy thuộc vào mức độ suy nghén, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu nhập viện hay điều trị tại nhà. Nếu ốm nghén nặng đến mức phải nhập viện, mẹ sẽ được truyền dịch tĩnh mạch (để khôi phục hydrat hóa, chất điện giải, vitamin và chất dinh dưỡng), nuôi ăn bằng ống (để đảm bảo nạp đủ dưỡng chất nuôi thai nhi) và cho uống một số loại thuốc (như metoclopramide, thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm tủy…).
Trường hợp nhẹ hơn, mẹ bầu nghén nặng có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn như sau:
1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai khuyến cáo, thực đơn dành cho phụ nữ mang thai nghén nặng cần phải đa dạng, đủ chất, ưu tiên các loại thực phẩm giúp kiểm soát cơn buồn nôn. Đồng thời cắt giảm những món không có lợi cho sức khỏe mẹ và bé. Cụ thể mẹ bầu nên:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, cơm; thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gia cầm, các loại đậu…
- Nếu mẹ cảm thấy buồn nôn khi ăn những loại thức ăn này, mẹ có thể thay thế bằng ngũ cốc các loại hạt cùng rất đầy đủ chất dinh dường, ví dụ Ngũ cốc bầu 29 loại hạt Minmin
- Ăn các loại trái cây và rau củ giàu chất xơ như chuối, kiwi, dâu tây, táo, cà chua, cà rốt, cần tây…
- Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, lưu ý không uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày và đầy hơi. Mỗi lần uống nên uống từng ngụm nhỏ.
- Sử dụng các loại nước có chứa natri và kali để bổ sung các khoáng chất bị mất.
- Tránh ăn những món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, chua, thức ăn tươi sống (sasimi) và đồ uống có cồn và chất kích thích
2. Uống chanh, sả, gừng
Một số loại thảo mộc như chanh, sả, gừng, bạc hà… đã được chứng minh giúp giảm ốm nghén hiệu quả. Mỗi sáng khi thức dậy, mẹ bầu nên uống một ly nước gừng kèm thêm vài lát chanh và mật ong để tạo cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể xông tinh dầu sả và bạc hà, giúp tinh thần thư thái, hạn chế buồn nôn.
3. Vận động nhẹ nhàng
Mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ bầu nghén nặng, thường được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều. Tuy nhiên, việc nằm quá lâu trên giường sẽ làm suy yếu cơ và sụt cân nhanh hơn. Mẹ bầu nên cố gắng vận động như đi lại nhẹ nhàng. Khi khỏe hơn, mẹ nên tập vài động tác thể dục, yoga, ra ngoài đi dạo… Việc rời khỏi giường và vận động nhẹ nhàng sẽ khiến mẹ cảm thấy khỏe và tinh thần phấn chấn hơn.
4. Massage
Thai phụ khi được xoa bóp nhẹ nhàng bằng tinh dầu sẽ cảm thấy dễ chịu, thư giãn và bớt căng thẳng. Chưa kể, massage đúng cách còn kích thích vị giác, giúp mẹ bầu tìm lại cảm giác thèm ăn.
20 Thảo luận