05 nguyên tắc "vàng" giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình vào buổi tối
Em bé từ 0 - 2 tháng tuổi thường có giấc ngủ rất linh hoạt, không theo một quy củ, nền nếp nào cả. Dù ba mẹ có áp dụng rất nhiều các phương pháp luyện ngủ khác nhau nhưng cũng gần như "bất lực", không có tác dụng với những em bé này.
Thực tế, sau khi sinh, em bé cần thời gian làm quen với những thay đổi trong môi trường sống. Nếu như khi còn trong bụng mẹ, bé luôn được bao quanh bởi nước, trong không gian ấm áp, ít ánh sáng, ít tiếng ồn thì khi chào đời, em bé phải làm quen với môi trường sống hoàn toàn mới, nhiệt độ thấp hơn, ánh sáng nhiều hơn (có khi là 24/24), ồn ào hơn và không còn nước bao quanh nữa. Những lạ lẫm này buộc cơ thể bé phải học cách thích nghi dần dần, bé chưa thể làm mọi thứ theo lịch ngay được.
Đó còn chưa kể, những ngày đầu sau sinh, cùng với việc học cách thích nghi với môi trường, các cơ quan và não bộ của thai nhi phát triển nhanh chóng, bé rất hay bị giật mình trong khi ngủ. Đây là dấu hiệu tốt, không phải vấn đề xấu như ba mẹ vẫn lo lắng.
Từ khoảng tháng thứ 3, khi em bé thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường sống, ba mẹ bắt đầu có thể áp dụng hiệu quả hơn các phương pháp luyện ngủ cho trẻ, hoặc đơn giản là áp dụng những nguyên tắc vàng dưới đây giúp trẻ ngủ ngon hơn, không sâu giấc, ít giật mình và ngủ được giấc dài hơn.
Nguyên tắc 1: Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc ngủ ngắn vào ban ngày
Nhiều ba mẹ hay có suy nghĩ, trẻ ngủ nhiều vào ban ngày thì ban đêm sẽ không ngủ nữa, do đó, ba mẹ rất hạn chế việc cho bé ngủ ban ngày. Tuy vậy, việc cho bé ngủ đủ vào ban ngày là cần thiết để đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, phát triển tốt, và đặc biệt là ngủ ngon hơn vào buổi đêm.
Điều quan trọng là, ba mẹ có thể giúp bé phân biệt giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm. Khi bé đã phân biệt được, bé sẽ tự ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm, hạn chế tình trạng ngủ ngày cày đêm.
Vậy bé ngủ giấc ngủ ngắn như thế nào là đủ?
Trẻ từ 0 - 8 tuần tuổi: Trẻ ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày, ngủ rất tùy ý, chưa có một lịch trình sinh hoạt cụ thể nào cả. Một giấc ngủ có thể chỉ kéo dài 1 vài phút nhưng cũng có thể kéo dài đến vài giờ. Cuối giai đoạn này, nhìn chung, trẻ sẽ ngủ nhiều hơn về ban đêm và ít hơn về ban ngày.
Trẻ từ 3- 5 tháng tuổi: Trẻ thường ngủ khoảng 15 tiếng mỗi ngày, trong đó có 3 giấc ngủ ngắn và giấc ngủ dài vào buổi tối. Giấc ngủ ngắn thường kéo dài từ 1.5 - 02 tiếng vào buổi sáng và đầu giờ chiều, cuối giờ chiều là giấc ngủ ngắn từ 30 - 45 phút.
Trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi: Trẻ thường ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày, trong đó có 2 giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và buổi chiều. Buổi tối trẻ thường ngủ khoảng 10 tiếng.
Trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi: Trẻ thường ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày với 2 giấc ngủ ngắn. Giấc ngủ buổi tối kéo dài khoảng 10 - 11 tiếng.
Nguyên tắc 2: Điều chỉnh các cữ bú phù hợp với độ tuổi
Với em bé từ 0 - 4 tháng tuổi, bé có nhu cầu dậy ăn vào buổi đêm. Khi bé đói, bé sẽ tự dậy và đòi ăn mà không cần mẹ gọi. Chỉ khi nào giấc ngủ của bé quá 4 tiếng đồng hồ mà bé vẫn chưa dậy ăn, mẹ mới nên đánh thức bé.
Em bé từ 4 - 6 tháng tuổi đã có khả năng ngủ xuyên đêm mà không cần dậy ăn cữ ăn vào buổi đêm. Lúc này, mẹ hãy dần dần cắt cữ bú đêm của trẻ, bằng cách cho trẻ ăn nhiều hơn vào ban ngày và bữa tối để nạp đủ năng lượng cho bé.
Khi nào nên bỏ cữ đêm? Đó là khi mẹ thấy bé có dấu hiệu dậy bú vặt, bú lắt nhắt thay vì bú no như bình thường. Lúc này mẹ có thể cắt cữ đêm được rồi.
Để nhận thêm các kiến thức về dỗ bé ngủ xuyên đêm và có giấc ngủ ngon dài các mẹ follow Mẹ em Gạo và để lại bình luận để được hỗ trợ mom nhé!!
2 Thảo luận