Giảng viên Hương Lý

20

bài viết

BÉ GIẬT MÌNH KHI NGỦ Nhiều trẻ nhỏ có dấu hiệu ngủ hay giật mình, quấy khóc. Hiện tượng trẻ hay giật mình khó ngủ có thể đến từ những nguyên nhân bất thường và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. 1. Nguyên nhân trẻ hay giật mình khi ngủ Hiện tượng trẻ giật mình khóc thét khi đang ngủ có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Trong đó, nguyên nhân bệnh lý cần được phụ huynh đặc biệt lưu tâm. 1.1 Nguyên nhân sinh lý, môi trường + Phản xạ tự nhiên: Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ khi mới chào đời, giống như phản xạ bú, tìm vú mẹ,... Phản xạ này có tên gọi là Moro, đặc trưng và phổ biến ở bé sơ sinh. Do sau khi sinh, bé chuyển từ môi trường trong tử cung của mẹ sang môi trường mới nên có thể tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa khác nhau. Đây là một phản xạ sinh lí bình thường và vô hại. Phản xạ này sẽ biến mất sau khi trẻ được 3 - 6 tháng tuổi; + Tâm lý bất an: Khi bé bị hồi hộp, lo lắng, sợ hãi hay cảm giác không an toàn thì bé hay mơ thấy ác mộng, bị giật mình khi ngủ; + Tiếng ồn lớn: Trẻ có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài hoặc khi bé đang được ẵm bồng bị đặt xuống giường nệm một cách bất ngờ. 1.2 Nguyên nhân bệnh lý + Trào ngược dạ dày: Là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình khó ngủ; + Thiếu canxi: Dẫn tới còi xương, bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trong trường hợp này, trẻ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn; + Bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là do biểu hiện của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, giun sán,...; + Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,... dễ bị mơ hoảng và giật mình khi ngủ; + Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. 2. Hậu quả khó lường khi trẻ thường xuyên bị giật mình khó ngủ ➖Hiện tượng trẻ giật mình liên tục và quấy khóc giữa đêm xảy ra thường xuyên sẽ gây ra khá nhiều hệ lụy như: ➖Chậm tăng cân ➖Giảm khả năng nhận thức ➖Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ ➖ Trẻ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ -Trong khoảng thời gian 0-3 tháng tuổi, phản xạ giật mình khi ngủ có thể khiến bé thức giấc giữa đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và bố mẹ. Không chỉ vậy, trẻ hay giật mình khi ngủ còn gặp nhiều hệ lụy như chậm lớn, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm tới chất lượng giấc ngủ của con để có biện pháp xử trí phù hợp.

65

294