Giảng viên - Th.s Hà An

630

bài viết

Giảng viên - Th.s Hà An

Giảng viên • 2 năm trước

4 BƯỚC XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHI BÉ KHÓ NGỦ, NGỦ NGẮN GIẤC ☀Để xử lý được những tình huống như thế này cha mẹ luôn phải trả lời 4 câu hỏi hay 4 bước như sau để có thể khắc phục được những hành vi của bé: ❤1. Câu hỏi 1 : Điều gì đang diễn ra? ❤2.Câu hỏi 2: Tại sao điều này lại xảy ra? ❤3.Câu hỏi 3: Cha mẹ có thể làm gì? ❤4.Câu hỏi 4: Cần làm gì nếu điều bạn đang làm không có hiệu quả? ☀Việc xử lý hành vi của con sẽ dễ dàng hơn nếu như cha mẹ trả lời được 4 câu hỏi trên. Từng bước một chúng ta sẽ hiểu điều mà con đang thể hiện. Vì sao con khó ngủ, vì sao con phải nằm võng hoặc mẹ bế trên tay mới ngủ được, vì sao con ngủ ngắn giấc, vì sao con hay tỉnh dậy giữa đêm, hay vì sao ngày con ngủ nhiều mà đêm con lại thức… Chúng ta sẽ tìm được giải pháp tối ưu khi xé nhỏ những vấn đề của con thành từng câu hỏi và đi tìm đáp án cho chúng. Ứng dụng từ 4 bước – 4 câu hỏi trên vào tình huống TRẺ KHÓ NGỦ - NGỦ NGẮN GIẤC để xử lý hiệu quả vấn đề của bé như sau: ❤1. ĐIỀU GÌ ĐANG DIỄN RA - Bé khó đi vào giấc ngủ, vặn vẹo, quấy khóc, gắt ngủ - Bé chỉ có thể ngủ được ở võng, hoặc ngủ trên tay mẹ, mẹ không đặt bé xuống giường được - Bé chỉ ngủ được khoảng 30 – 45 phút bé lại tỉnh dậy và không thể ngủ được tiếp - Bé có hiện tượng ngủ ngày cày đêm, ngày ngủ nhiều đêm thì thức gây mệt mỏi cho cha mẹ ❤2. TẠI SAO ĐIỀU NÀY LẠI XẢY RA 🍒- Với trường hợp bé khó đi vào giấc ngủ, vặn vẹo, quấy khóc, gắt ngủ, bé ngủ ngắn giấc, khoảng 30p bé đã tỉnh, mẹ cần kiểm tra các nguyên nhân xảy ra tình trạng này như: + Con đã ăn đủ no chưa, hoặc bé ăn chưa đủ lượng bé cần + Bé ăn đêm nhiều lần và mẹ chưa biết cách giảm dần và cắt cữ đêm cho bé khiến con tỉnh giấc nhiều lần trong đêm + Con đã được vỗ ợ hơi kỹ chưa, bé có bị đầy hơi chướng bụng không + Môi trường phòng ngủ chưa hợp lý, có quá nhiều yếu tố kích thích mạnh khiến bé khó ngủ, nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng chưa phù hợp với bé + Con chưa có nếp ăn ngủ nề nếp và khoa học trước đó + Bé có thể đang trong giai đoạn khủng hoảng – tuần wonderweek 🍒- Với trường hợp bé chỉ có thể ngủ được ở võng, hoặc chỉ ngủ được khi mẹ bế trên tay, mẹ cần kiểm tra các nguyên nhân xảy ra tình trạng này như: + Mẹ chưa thiết lập trình tự ngủ cho bé và rèn cho bé thói quen ngủ tự lập + Bé quen với việc rung lắc, đu đưa nhiều, hoặc quá phụ thuộc vào việc phải có mẹ bế thì mới ngủ được + Bé chưa có đồ vật hỗ trợ bé ngủ đúng cách 🍒- Với trường hợp bé có hiện tượng ngủ ngày cày đêm, mẹ cần kiểm tra các nguyên nhân xảy ra tình trạng này như: + Bé chưa được mẹ tập phân biệt ngày và đêm + Nhịp sinh học của cơ thể bé chưa quen với trình tự thời gian ngày – đêm + Bé ngủ giấc ban ngày quá nhiều, làm ảnh hưởng đến giấc đêm ❤3. CHA MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ 🍒- Với trường hợp bé khó đi vào giấc ngủ, vặn vẹo, quấy khóc, gắt ngủ, bé ngủ ngắn giấc, khoảng 30p bé đã tỉnh, mẹ có thể thử những cách sau: + Chắc chắn bé đã ăn đủ no, bé không đói khi mẹ cho bé đi ngủ + Cố gắng vỗ ợ hơi kỹ cho bé, có thể matxa xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ, tập chân bé theo tư thế gập hai chân vào bụng, tư thế đạp xe đạp để bé không bị đầy hơi chướng bụng + Chuẩn bị môi trường phòng ngủ hợp lý với bé, hạn chế những âm thanh, ánh sáng, kích thích mạnh, nhiệt độ phòng ngủ 25 – 26 độ, độ ẩm phòng ngủ khoảng 40 – 60% + Xây dựng kế hoạch ăn – ngủ khoa học bằng cách cho bé áp dụng theo lịch sinh hoạt Easy đúng với tháng tuổi của bé. + Cố gắng tách biệt hoạt động ĂN – NGỦ ra riêng biệt, hạn chế và không để bé ăn trong lúc ngủ, ngoại trừ bữa ăn đêm – ăn trong mơ + Tập cho bé ăn tích lũy, giảm dần và cắt hẳn cữ đêm khi bé có cân nặng từ 6kg trở lên + Cố gắng nương theo bé trong giai đoạn khủng hoảng – tuần wonder week để bé ngủ ngon hơn, sử dụng kéo dài thêm phương pháp winddown, các biện pháp 4S, 5S, vỗ về, trấn an bé nhiều hơn. 🍒- Với trường hợp bé chỉ có thể ngủ được ở võng, hoặc chỉ ngủ được khi mẹ bế trên tay, mẹ có thể thử những cách sau: + Mẹ thiết lập trình tự ngủ cho bé: Chuẩn bị môi trường ngủ: dù đêm hay ngày thì khi ngủ môi trường xung quanh chuyển từ động sang tĩnh, kéo rèm, bật nhạc nhẹ nhàng nếu muốn yên ắng - Trước khi ngủ cho bé ăn no, vỗ ợ kỹ, thay bỉm sạch - Quấn con lại bằng khăn hoặc chũn - Sau khi con quấn chặt, hãy bế vác trẻ và ngồi yên lặng trong 5p, tránh kích thích thị giác, k đung đưa, rung lắc con. - Nếu bé ỉ ôi, khóc, mẹ hỗ trợ vỗ lưng và thì thầm vào tai bé tiếng shù shù giúp bé trấn an bản thân. Khi mẹ cảm thấy hơi thở của bé sâu hơn, chậm rãi, cơ thể thư giãn, hãy nhẹ nhàng đặt con xuống, đặt nằm nghiêng để tiếp tục vỗ lưng con, cho đến khi con ngủ hẳn . + Bé đòi mẹ bế ru ngủ thì mẹ cần kiểm tra lại các nguyên nhân khách quan khiến bé khó ngủ đã hướng dẫn ở trên. Ngoài ra việc bé chỉ ngủ được khi mẹ bế do bé cần nhu cầu gắn kết với mẹ, bé muốn được mẹ ôm ấp, xoa dịu và trấn tĩnh, vì vậy thay vì bế ru bé ngủ, mẹ có thể thực hiện biện pháp winddown: bế vác trẻ, ngả đầu bé vào vai mẹ, để bé nằm song song với thân người mẹ, mẹ đỡ người em bé, mẹ ngả người ra sau 1 chút để bế vác thuận tiện, mẹ khẽ đưa người nhẹ, hoặc giữ yên lặng vài phút, để bé trấn tĩnh, thư giãn. Khi nằm ở tư thế này, bé được nghe thấy nhịp tim đập của mẹ, giúp bé điều hòa cảm xúc. Khi bé đã thả lỏng người, và buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn, mẹ hãy đặt bé xuống giường, tiếp tục vỗ bé, + sử dụng tiếng ồn trắng/hát ru/ tiếng shhh shh, để bé ngủ mẹ nhé - Mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn, thực hiện vài lần, có những bé kéo dài 1, 2 tuần, để bé quen với trình tự ngủ, mẹ sẽ không còn phải bế ru bé nữa nhé. + Để bé rèn nếp tự ngủ mẹ cần quấn, chũn hoặc nhộng, nếu bé không hợp tác với chũn, mẹ có thể cho bé sử dụng gối ôm, gối chặn và ty giả để hỗ trợ bé ngủ. 🍒- Với trường hợp bé có hiện tượng ngủ ngày cày đêm, mẹ có thể những cách sau: + Ban ngày mẹ cho con ngủ mỗi giấc khoảng 2h( không quá 2h30), sau đó ăn, hoạt động. + Ban ngày: Cho bé hoạt động, chơi nói chuyện và hát cho con nghe - khi cho bú đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày. Cho con tiếp xúc vừa phải với âm thanh thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt... Nếu đang bú mà con ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức dậy. Khi bé ngủ, mẹ có thể kéo rèm lại cho bớt chói sáng, vẫn để ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ, và không cần phải quá yên tĩnh, để cho bé nghe và làm quen với những thanh âm của cuộc sống. + Ban đêm: - Giữ phòng tối và yên tĩnh - Không trò chuyện chơi đùa với bé - Tránh các kích thích mạnh của âm thanh, ánh sáng - Hoạt động thay bỉm, cho con ăn diễn ra nhanh chóng - Hỗ trợ quấn, ty giả, vỗ về con để con ngủ ngon - Đặt bé xuống giường ngủ khi bé vẫn thức. + Nếu bé ọ ẹ, mẹ không vội bế bé lên ngay, sử dụng nút chờ, đợi bé tự xoay sở, sau đó hỗ trợ vỗ bé, winddown nếu như bé khóc. Kiên nhẫn, tích cực theo trình tự ngủ, luyện tập vài ngày để bé học được cách tự ngủ mẹ nhé ❤4. CẦN LÀM GÌ NẾU ĐIỀU BẠN ĐANG LÀM KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ Nếu sau khi cha mẹ đã thử hết các cách ở trên, kiểm tra và loại bỏ các nguyên nhân mà bé vẫn còn tình trạng khó ngủ, ngủ ít. Tình trạng này kéo dài dẫn đến con chậm tăng cân, con quấy khóc nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cha mẹ cho bé đi thăm khám bác sĩ để kiểm tra các nguyên nhân khác về bệnh lý nhé. ---------------------------------------------------------------- ☀Để nhận được thêm thông tin về các vấn đề phát triển của trẻ, các vấn đề về giáo dục sớm cho bé từ 0 – 1, các mẹ hoàn toàn có thể nhờ đến sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia Bibabo bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này nhé!

106

314