Giảng viên - Th.s Hà An

630

bài viết

Giảng viên - Th.s Hà An

Giảng viên • 3 năm trước

GẮN BÓ MẸ - CON TRONG NĂM ĐẦU ĐỜI CỦA TRẺ (PHẦN 1) ☀GẮN BÓ MẸ - CON LÀ GÌ? Học thuyết Gắn bó được coi là một trong những học thuyết kinh điển trong lĩnh vực Tâm lý học về trẻ em nói riêng. Nhà tâm lí học người Anh John Bowlby (1907-1990) được xem là người đầu tiên đưa khái niệm “sự gắn bó” vào Tâm lí học. ❤Sự GẮN BÓ được ông định nghĩa là “những liên kết tâm lí bền vững giữa con người với con người”. Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ với thuyết Đa trí thông minh Howard Gardner đã viết trong cuốn sách của mình rằng: “Các dạng trí khôn cá nhân bắt nguồn từ mối quan hệ ràng buộc giữa đứa trẻ và người chăm sóc nó, trong hầu hết các trường hợp đó là GẮN BÓ MẸ - CON”. Bắt đầu từ khi chào đời cho tới 3 tuổi đặc điểm GẮN BÓ đã xuất hiện ở đứa trẻ, giai đoạn trẻ thể hiện mạnh mẽ nhất nhu cầu gắn bó của mình là từ 6 tháng đến trước 3 tuổi. ❤Vì vậy người Mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa là người chăm sóc, vừa là cầu nối giữa trẻ với thế giới bên ngoài. Niềm tin của trẻ vào người Mẹ chính là sự phản ảnh niềm tin của trẻ với thế giới. ☀4 KIỂU GẮN BÓ MẸ – CON ❤1. TÍN HIỆU GẮN BÓ TỪ MẸ – CON ĐỀU MẠNH - Trong trường hợp này nghĩa là nhu cầu gắn bó của cả hai mẹ con đều rất lớn - Mối quan hệ gắn bó mẹ – con được thiết lập một cách dễ dàng, thuận lợi - Đây là kiểu mối quan hệ phổ biến nhất. Đứa trẻ ra đời xuất phát từ lòng ao ước mong đợi của Mẹ đối với con, mẹ tròn con vuông, con là niềm hạnh phúc lớn lao của mẹ. 🍒- Em bé khỏe mạnh ra đời cùng với sự yêu thương của Mẹ là sự thuận lợi quý báu cho sự phát triển tốt đẹp sau này của đứa trẻ. ❤2. TÍN HIỆU GẮN BÓ TỪ MẸ MẠNH – CON YẾU - Trong trường hợp ngày nghĩa là nhu cầu gắn bó của mẹ thì mạnh nhưng tín hiệu phát ra từ đứa con lại yếu. - Tình huống này xảy ra với các bé sinh thiếu tháng, bé bị bệnh, ốm, bé bị khuyết tật bẩm sinh... 🍒- Người mẹ cần khơi dậy nhu cầu gắn bó vốn có của đứa trẻ, hỗ trợ bé tích cực hơn, bằng cách kiên trì, thường xuyên giao tiếp, ôm ấp, vỗ về trẻ, để khích lệ tín hiệu đáp lại từ con. ❤3. TÍN HIỆU GẮN BÓ TỪ MẸ YẾU – CON MẠNH - Trường hợp này nghĩa là nhu cầu gắn bó của mẹ thì yếu nhưng tín hiệu phát ra từ đứa con lại mạnh – đứa trẻ khao khát có nhu cầu được mẹ yêu thương và gần gũi. - Tình huống này xảy ra ở những người mẹ đau yếu, mẹ bị bệnh, ốm, phải cách ly với con, hoặc mẹ sinh con trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, đứa con ra đời ngoài sự mong đợi của mẹ. Người mẹ thờ ơ, lạnh nhạt, không muốn vỗ về âu yếm con của mình. - Điều này làm đứa trẻ trở nên thờ ơ, mệt mỏi, dễ rơi vào trầm cảm, bé không muốn giao tiếp, không để ý đến mọi việc xung quanh. 🍒- Khắc phục tình huống này, đòi hỏi sự thay đổi lớn lao từ người mẹ. Người mẹ cần ý thức trách nhiệm về sinh mệnh nhỏ nhoi, vô tội, bé bỏng của mình để thức tỉnh thiên chức làm mẹ vốn sẵn có trong bản năng của mỗi người phụ nữ. 🍒- Hoặc trong trường mẹ không có khả năng để chăm sóc bé, hoặc vì một lý do nào đó mà người mẹ muốn từ chối sự gắn bó thiêng liêng này, thì rất cần thiết một người chăm sóc trẻ yêu thương và chăm sóc bé thay thế cho người mẹ. ❤4. . TÍN HIỆU GẮN BÓ TỪ MẸ – CON ĐỀU YẾU - Trường hợp này nghĩa là tín hiệu phát ra từ mẹ và con đều yếu. Ở cả mẹ và con đều không có nhu cầu gắn kết, giao tiếp với nhau. - Tình huống này xảy ra là một thảm họa và bi kịch cho cả mẹ và đứa trẻ. Đây là trường hợp đáng báo động nhất, và sẽ rất cần sự hỗ trợ tích cực từ người thân trong gia đình, bác sĩ và nhà tâm lý. 🍒- Thiếu đi sự yêu thương, quan tâm của người mẹ trong giai đoạn đầu đời khiến đứa trẻ lớn lên trong tình cảnh cô đơn, sợ hãi, luôn mang theo mặc cảm, thậm chí có nhiều những hành vi tiêu cực khác nảy sinh. ---------------------------------------------------------------- Để nhận được thêm thông tin về các vấn đề phát triển của trẻ, các vấn đề về giáo dục sớm cho bé từ 0 – 1, các mẹ hoàn toàn có thể nhờ đến sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia Bibabo bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này nhé!

1

9