Bs. Nhung Nguyễn

116

bài viết

Bs. Nhung Nguyễn

2 năm trước

🍓🍓🍓CHUỘT RÚT THAI KÌ.🥑🥑🥑 😥😥😥😥 Chào các mom, hôm nay 🍍Bác sĩ NHUNG🍍sẽ viết về vấn đề mà mẹ bầu rất hay gặp - chuột rút. Mẹ bầu đọc để biết triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao Chuột rút là một trong những phiền toái của các mẹ bầu. Gây đau và không cử động được trong một thời gian ngắn. Ở các mẹ bầu, chuột rút có thể xảy ra ở hầu hết các cơ trên cơ thể. Nhưng chủ yếu xảy ra ở chân và tay. Chuột rút thường xuất hiện từ 3 tháng giữa và tăng dần khi thai lớn và thường sẽ hết sau sinh. 🤔🤔🤔🤔 Nguyên nhân gây chuột rút 👉Thiếu canxi. Trong quá trình mang thai, mẹ cần nhiều canxi cho bé phát triển. Nếu như mẹ không bổ sung đủ canxi, ban đầu mẹ sẽ tự lấy canxi của bản thân để sử dụng cho bé, sau dần có thể gây thiếu cả mẹ lẫn con. Nhu cầu canxi trong 3 tháng đầu là 800mg / ngày, 3 tháng giữa là khoảng 1200mg/ ngày và 3 tháng cuối là 1500mg/ ngày. Vì lượng canxi hầu hết được bổ sung phần lớn từ thức ăn, vậy nên mẹ nghén nhiều, ăn uống kém phải bổ sung canxi sớm và liều lượng nhiều hơn. 👉Mất nước khi mẹ bầu nôn nhiều, tiêu chảy gây rối loại điện giải dẫn tới chuột rút. Vì vậy mẹ bầu mất nước nhiều cần uống bổ sung oresol. 👉Mẹ tăng cân nhiều gây áp lực dồn xuống 2 chân khiến các cơ chân phải hoạt động nhiều hơn, áp lực hơn. 👉Do ứ trệ tuần hoàn do thai to chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, có thể gây thiếu máu các cơ và thần kinh ở nửa người dưới. 🙆🙆🙆 Làm thế nào để hạn chế tình trạng chuột rút??? 1. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. 2. Đối với công việc văn phòng hoặc công việc đặc thù mẹ cần ngồi hoặc đứng nhiều, thì dành thời gian nghỉ ngơi vận động mỗi giờ 1 lần. 3. Duy trì tập thể dục điều độ và nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, yoga.v.v 4. Ngâm chân nước ấm 15 ' mỗi ngày trước khi đi ngủ để tăng lưu thông tuần hoàn. 5. Mát xa chân từ vùng đùi xuống bàn chân. 6. Ngủ gác cao chân để giảm ứ trệ tuần hoàn. 7. Bổ sung đủ canxi. 8. Uống oresol khi mất nước 9. Uống đủ 1.5-2l nước mỗi ngày 10. Bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi (thịt,cá, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả, đặc biệt là chuối, nho khô, lê…). 11. Tránh làm việc quá mệt mỏi và mất sức 12. Nghỉ ngơi hợp lý. Tránh thức khuya. Ngủ đủ giấc. 13. Tránh tình trạng căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái 🤷🤷🤷🤷 Khi nào chuột rút cần đi khám - Chuột rút vùng bụng kèm ra máu âm đạo, đau thắt dữ dội - Chuột rút thường xuyên kèm theo đau và sưng chân, cảm nhận nóng hơn chân còn lại. Cần đi khám ngay vì có thể là dấu hiệu của tắc mạch ☺️☺️☺️☺️☺️ Trên đây là 1 số ý kiến của mình về tình trạng chuột rút trong thai kì. Các mom có ý kiến gì hơn thì góp ý dưới bình luận nhé

41

125