Trĩ là một chứng bệnh khó nói nhưng nó có thể gây ra sự khó chịu, ám ảnh cho không ít mẹ bầu. Có đến 20-50% sản phụ trải qua bệnh lý này khi mang thai từ mức độ nhẹ đến nặng. Vậy bệnh trĩ là gì và mẹ phải làm gì khi có triệu chứng bệnh này? Hãy cùng BS Nguyễn Anh tìm hiểu nhé? 🌺🌺 BỆNH TRĨ LÀ GÌ? 💎 -Bệnh trĩ là chứng giãn tĩnh mạch ở trực tràng, khi các tĩnh mạnh bên trong hoặc bên ngoài hậu môn bạn trở nên to và sưng lên. Chúng thường có kích thước từ nhỏ như hạt đậu đến lớn như quả nho, và có thể phát triển bên trong trực tràng hoặc nhô ra qua hậu môn. 💎 -Bệnh này có thể gây ngứa và khó chịu nhẹ - hoặc hết sức đau đớn. Đôi khi chúng thậm chí gây chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi đi ngoài. 🌺🌺 TẠI SAO BỆNH TRĨ PHỔ BIẾN HƠN KHI MANG THAI? 💎 -Khi em bé trong bụng mẹ ngày càng phát triển, tử cung lớn dần lên sẽ gây áp lực ngày càng nhiều lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến chúng giãn ra hoặc sưng lên. 💎 -Nồng độ nội tiết tố progesterone gia tăng trong thai kỳ làm các cơ giãn ra, khiến các thành tĩnh mạch dễ bị phình lên. Progesterone làm chậm nhu động ruột cũng khiến mẹ dễ táo bón hơn. Khi bị táo bón, mẹ thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. 💎 -Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên, làm tăng thêm gánh nặng lên tĩnh mạch. 💎 -Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ hoặc ngồi quá lâu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. 🌺🌺 LÀM SAO ĐỂ GIẢM TRIỆU CHỨNG VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ? 💎 -Sử dụng giấy mềm để lau nhẹ nhàng sau khi đi vệ sinh. Mẹ cũng có thể dùng giấy ướt, vòi sen hoặc một miếng vải mềm để cảm thấy thoải mái hơn. 💎 -Ngâm nước ấm 10 phút/lần, vài lần mỗi ngày. 💎 -Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. 💎 -Gác chân trên bục thấp khi ngồi làm việc hoặc khi đi vệ sinh để làm giảm áp lực lên khung chậu. 💎 -Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để hạn chế tình trạng táo bón. 💎 -Đi ngoài ngay khi buồn, không nhịn quá lâu. 💎 -Thực hiện bài tập Kegel để tăng cường cơ bắp vùng chậu. 💎 -Ngủ nghiêng để tránh áp lực lên vùng chậu/ hậu môn. 💎 -Vận động, tập luyện hàng ngày để tăng lưu thông máu, cải thiện tiêu hóa. Mẹ có thể tập yoga bầu, đi bộ, bơi lội 30 phút/ngày. 💎 -Tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ. 🌺🌺 MẸ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC KHÔNG? 💎 -Hãy hỏi ý kiến của BS trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho thai kỳ. 💎 -Tùy theo tình trạng của mẹ, BS có thể đề nghị một loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc nhét hậu môn, hoặc cũng có thể mẹ cần các phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ. 💎 -Mẹ đừng cố gắng chịu đựng bởi bệnh trĩ không được điều trị có thể tồi tệ hơn theo thời gian, gây ra các biến chứng khiến đau đớn ngày càng tăng, thậm chí có thể gây thiếu máu nếu bạn bị chảy máu quá nhiều. Đừng ngại đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ. 📚 Mẹ có thắc mắc nào về Bệnh trĩ trong thai kỳ hãy bình luận dưới bài viết để BS giúp đỡ mẹ. Tham gia KHÓA HỌC THAI GIÁO của Bibabo được gắn kèm bài viết để bổ sung kiến thức bổ ích cho thai kỳ và để các BS giúp mẹ giải đáp các câu hỏi sớm nhất nhé!  
Khóa Học Thực Hành Thai Giáo
899.000đ 499.000đ
Mua ngay
0 mẹ đã mua
350.000đ 289.000đ
Mua ngay
0 mẹ đã mua
500.000đ 349.000đ
Mua ngay
0 mẹ đã mua
6
6 comment