Bs. Nhung Nguyễn

116

bài viết

Bs. Nhung Nguyễn

3 năm trước

💁‍♂️NHỮNG XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT TRONG THAI KỲ‼ Các mom điểm danh xem đã làm các xét nghiệm gì rồi nhé. 🤰🤰🤰🤰🤰 👉 Xét nghiệm là phương tiện đi cùng với siêu âm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai, chẩn đoán các bệnh lý thai kì và tính toán nguy cơ trong suốt thai kì, lúc sinh và hậu sản. Để đề ra phương hướng theo dõi và điều trị kịp thời, phù hợp, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra 💁‍♂️1. Xét nghiệm Beta-hCG: - Xét nghiệm khi nghi ngờ có thai, cho kết quả chính xác và phán đoán có thai sớm hơn test quickstick nước tiểu và siêu âm. - Xét nghiệm để theo dõi bất thường sự phát triển của thai như nghi ngờ: thai lưu, sảy thai, thai ngoài tử cung, chửa trứng.v.v. 💁‍♂️2. Các xét nghiệm máu cơ bản - Là các xét nghiệm đánh gái tình trạng sức khỏe của mẹ, và đáng giá mẹ đang thừa hay thiếu chất, giúp đề ra chế độ ăn và bổ sung vi chất phù hợp với mẹ. 👩‍🔬 Xét nghiệm công thức máu hay tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: - Đánh giá tình trạng thiếu máu qua các thông số về hồng cầu - Đánh giá tình trạng viêm nhiễm qua chỉ số về bạch cầu - và đánh giá tiểu cầu: một tế bào quan trọng trong quá trình đông cầm máu của cơ thể. Trong đó, các chỉ số về hồng cầu như MCV, MCHC còn là các chỉ số giúp đánh giá nguy cơ mang gen thalassemia - bệnh tan máu. 👩‍🔬 Xét nghiệm nhóm máu ABO, Rh: Việc xác định nhóm máu ABO và Rh cần thiết, vì trong quá trình sinh đẻ có nhiều tai biến cần truyền máu. Hơn nữa, việc xác định nhóm máu giúp đánh giá nguy cơ bất đồng nhóm máu mẹ con . 👩‍🔬Xét nghiệm đường máu lúc đói và HbA1c: Xét nghiệm đường máu lúc đói: Giúp mẹ bầu phát hiện sớm bệnh đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường mang thai. HbA1c: Cho biết mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng. 👩‍🔬Xét nghiệm chức năng gan thận, mỡ máu và đạm. Giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ, để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, sử dụng thuốc phù hợp, nhất là có 1 số loại thuốc chống chỉ định cho suy gan, suy thận. 👩‍🔬Xét nghiệm HBsAg, HIV, Giang mai. Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm cơ bản thường gặp trong thai kì, và có thể lây truyền sang con. Phát hiện sớm có thể có phương pháp điều trị cho mẹ và tránh truyền nhiễm cho bé. 👩‍🔬 Xét nghiệm định lượng Sắt, Canxi, Ferritin… Định lượng những vi chất cần thiết cho quá trình tạo máu và cho sự phát triển của thai. Xét nghiệm xem thừa hay thiếu để có chế độ ăn cũng như bổ sung qua thuốc phù hợp cho mẹ bầu. 💁‍♂️3. Xét nghiệm dung nạp đường huyết Xét nghiệm từ tuần thai 24- 28. Và có thể sớm hơn nếu mẹ bầu có nguy cơ cao đái tháo đường thai kì. Mẹ bầu nhịn đói 10-14h, sau đó lấy máu lúc đói và uống 75g đường, lấy máu sau 1h và 2h. Xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường thai kì. Để có chế độ ăn và điều trị phù hợp tránh các biến chứng nặng nề do đái tháo đường gây ra. 💁‍♂️4. Xét nghiệm sàng lọc thai nhi Bao gồm: Double test, combined test, triple test, NIPT/ NIPS. 💁‍♂️5. Xét nghiệm liên cầu B Xét nghiệm làm từ 35 -37 tuần, để phát hiện liên cầu nhóm B giúp phòng tránh lây sang bé khi sinh. 💁‍♂️6. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu Là xét nghiệm thường quy và rất quan trọng để phát hiện sớm viêm đường tiết niệu, nguy cơ tiểu đường qua chỉ số đường niệu, bệnh lý tiền sản giật qua chỉ số protein trong nước tiểu kết hợp theo dõi huyết áp và triệu chứng phù.v.v. 😊😊😊😊 Ngoài ra sẽ có các xét nghiệm khác tùy thuộc vào tình trạng người mẹ. 🥰🥰🥰 Các mẹ đã làm những xét nghiệm nào rồi. Bình luận phía dưới nhé.

46

237