Bs. Nhung Nguyễn

116

bài viết

Bs. Nhung Nguyễn

2 năm trước

😢😢 MẸ BẦU THÁNG THỨ 4 VÀ NHỮNG KHÓ CHỊU CHỒNG CÓ THẤU?? 🤢🤢🤢 Các mom cho chồng đọc bài viết để các a chồng có thể hiểu mẹ bầu cực như thế nào 😥😥😥😥😥 Ai cũng bảo rằng bước sang tháng giai đoạn giữa thai kỳ là thời điểm mà mẹ ổn định nhất, vui vẻ và thoải mái hơn. Nhưng các anh nhà có biết trước sự phát triển của con mẹ vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn. 1. Hay bực tức, khó chịu. Đặc biệt là với chồng. 🥰🥰 2. Nổi mụn, nám. 3. Thâm đen 4. Đau mỏi hông lưng 5. Phù: Lúc này con tăng cân nhiều hơn và áp lực lên đôi chân của mẹ cũng lớn hơn 6. Nghén 😷😷 (nhiều mom tới tháng thứ 4 vẫn nghén như thường) 7. Chuột rút 8. Đau ngực, khó thở 9. Trĩ và táo bón :((( 10. Đầy hơi khó tiêu 11. Ợ hơi, ợ chua 12. Đau tức thượng vị 13. Tiểu nhiều 14. Tăng tiết dịch âm đạo 15. Tê tay chân 16. Rạn da. 17. Tiểu nhiều 18. Tăng tiết nước bọt. 19. Sẩn ngứa 20. Són tiểu 21. Căng tức vú 22. Đau đầu 23. Bụng bầu nặng nề. 🍊🍊🍊Nguyên nhân: 🤰Do sự thay đổi về hormone khi mang thai: THỦ PHẠM LỚN NHẤT làm mẹ bầu có nhiều thay đổi về cơ thể và tâm sinh lý… Ví dụ như hormone serotonin tác động lên tâm thần kinh của mẹ bầu, là 1 trong những nguyên nhân gây mệt mỏi, khó chịu, dễ xúc động, cáu gắt, hay quên , căng thẳng, lo lắng, và cả buồn nôn thèm ăn. Nồng độ beta HCG, progesterone, Estrogen tăng cũng là thủ phạm gây nên tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Hormone kích thích tế bào tạo sắc tố (MSH), gây sắc tố da, thủ phạm của nám, thâm đen. Hầu như những khó chịu gặp phải trong thai kì đề liên quan ít nhều đến sự thay đổi về hormone 🤰 Do Thai to chèn ép mạch máu, và các tạng lân cận: Thai chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới gây ứ trệ tuần hoàn, là nguyên nhân chính gây phù, ngoài ra còn góp phần nặng lên tình trạng trĩ… Tháng thứ 4 con đang lớn hơn, thai chèn ép khiến mẹ khó chịu, những cơn gò xuất hiện và đôi khi gây khó thở, đau ngực. 🤰Do sức nặng từ thai: Khối lượng cơ thể của mẹ tăng lên nhiều khi mang thai, trong đó bao gồm tình trạng tăng cân thực sự của mẹ, còn có cả cân nặng thai, rau ối và cả do tình trạng giữ nước khi bầu. Điều này khiến mẹ bầu sẽ phải chịu áp lực nặng nề hơn. Cột sống, xương chậu và chân của mẹ bầu sẽ ít nhiều có những thay đổi để thích ứng. Việc đau mỏi hông lưng, đau mỏi lưng hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải, nhất là từ tháng thứ 4 trở đi. 🤰Cung lượng tim, hay thể tích máu của mẹ tăng nhiều, vì vậy tim phải làm việc nhiều hơn, mẹ bầu sẽ có triệu chứng đau tức ngực, tim đập nhanh. Phổi giãn nở, tăng hô hấp dẫn đến thở nhanh và khó thở nhẹ. Ngoài ra các cơ quan bộ phận khác của mẹ đều tăng hoạt động để đáp ứng đủ cho nhu cầu của thai kì. 🤰 Bởi mẹ bầu ăn cho 2 người nên nhu cầu dinh dưỡng tăng cao dẫn đến cơ thể mẹ rất dễ thiếu chất: Khi mẹ bầu không bổ sung đủ, trước hết cơ thể mẹ sẽ huy động nguồn dự trữ của cơ thể. Việc không đủ dinh dưỡng và năng lượng khiến mẹ bầu mệt mỏi, thiếu máu, đau mỏi cơ xương khớp và rất nhiều các vấn đề sức khỏe khác nữa. Do đó sang tháng thứ 4 mẹ bầu nhớ xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng để đảm bảo sẵn sàng cho con khỏe mạnh 🎎🎎🎎🎎 Vì thế các ông chồng của chúng ta à, hãy yêu thương các mẹ thật nhiều. Bao dung do sự cáu gắt, khó chịu của các mẹ nhé. Bởi để sinh ra những thiên thần bé nhỏ, mẹ bầu đã phải trải qua quãng đường vô cùng gian nan.

144

321