Giảng viên - Th.s Hà An

630

bài viết

Giảng viên - Th.s Hà An

Giảng viên • 2 năm trước

Cảnh giác với căng thẳng và stress sau sinh!

❤️MẸ CÓ BIẾT: CĂNG THẲNG VÀ STRESS CŨNG KHIẾN MẸ MẤT SỮA? !!! Mẹ đã bao giờ rơi vào tình trạng căng thẳng - stress hay chưa? Chia sẻ dưới bài viết để nhận thêm tư vấn nhé! ❤️CĂNG THẲNG – STRESS CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỮA MẸ HAY KHÔNG Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú theo một số cách. Tuy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết sữa nhưng bằng cách này hay cách khác nó sẽ GIÁN TIẾP dẫn đến hiện tượng sữa mẹ ít dần hoặc mất sữa. Mức độ căng thẳng cao ở các bà mẹ đang cho con bú có thể dẫn đến phản xạ khó thở và nó có thể làm giảm nguồn sữa mẹ. ❤️VÌ SAO CĂNG THẲNG - STRESS KHIẾN MẸ GIẢM TIẾT SỮA • Sữa mẹ được tạo ra nhờ cơ chế thần kinh phản xạ, tuyến yên tại não bộ tiết ra hai loại hormone: Prolacin (Hormone tạo sữa) và Oxytocin (Hormone bài xuất/ tống đẩy sữa mẹ). • Nếu mẹ bị ức chế thần kinh, thưỡng xuyên cáu gắt và mất ngủ làm cho hai hormone này được tiết ra ít hơn. • Do đó tình trạng tâm lý bất ổn kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng sữa mẹ ít dần, thậm chí là mất sữa. ❤️STRESS ĐẾN TỪ ĐÂU? Có khá nhiều nguyên nhân khiến mẹ căng thẳng – stress khi nuôi con bằng sữa mẹ và dẫn đến việc mẹ bị giảm sản lượng sữa: ❤️1. TRẢI NGHIỆM SỰ ĐAU ĐỚN • Sinh nở là trải nghiệm vô cùng đau đớn và vất vả. • Ngay sau khi em bé được sinh ra, mẹ có thể cảm thấy đau đớn vì quá trình sinh nở để lại. • Sau đó, một khi mẹ bắt đầu cho con bú, các vấn đề khác như đau núm vú và căng sữa có thể gây khó chịu hơn nữa. • Đau là một loại căng thẳng trên cơ thể của mẹ. ❤️2. THIẾU TỰ TIN KHI CHO CON BÚ • Nếu mẹ tự ti hoặc xấu hổ về việc để lộ bộ ngực của mình, mẹ sẽ thấy căng thẳng khi cho con bú. • Mẹ có thể lo lắng về việc có khách đến thăm hoặc đưa em bé ra ngoài nơi công cộng. • Mẹ cũng có thể lo lắng về khả năng cho con bú của mình vì kích thước ngực, chế độ ăn uống, lịch trình làm việc hoặc bất kỳ lý do nào khác. ❤️3. CÓ VẤN ĐỀ KHI CHO CON BÚ Các vấn đề về nuôi con bằng sữa mẹ ban đầu như con chưa ngậm đúng khớp, tắc sữa và đau núm vú có thể khiến mẹ bực bội và căng thẳng. ❤️4. CẢM THẤY KIỆT SỨC • Mẹ sẽ cảm thấy mất sức nhanh chóng do vừa trải qua quá trình mang thai rồi sinh nở và tiếp tục chăm sóc em bé 24/7 cả ngày lẫn đêm. • Dường như mẹ không có phút giây nào nghỉ ngơi để ăn và ngủ nếu như bên cạnh mẹ thiếu người hỗ trợ. • Do vậy trạng thái kiệt sức, căng thẳng xảy ra ở rất nhiều mẹ sau sinh. ❤️5. LO LẮNG VỀ SỰ THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ • Cơ thể và nội tiết tố của mẹ thay đổi rất nhiều khi mang thai, sinh con và cho con bú. • Mẹ có thể lo lắng về việc mình đã tăng bao nhiêu cân hoặc có những thay đổi ở ngực. • Những lo lắng này cũng tác động không nhỏ đến việc tiết sữa của mẹ. ❤️6. HIỂU SAI VỀ SỮA MẸ Một số nỗi sợ hãi chính mà các bà mẹ mới cho con bú gặp phải bao gồm việc đặt câu hỏi liệu mình có tạo đủ sữa cho con bú hay không, liệu con có bú đủ sữa mẹ hay không và liệu sữa mẹ của họ có đủ tốt hay không. Đây là nỗi băn khoăn, căng thẳng thường gặp của hầu hết những mẹ đang cho con bú. ❤️7. TÍNH KHÍ CỦA BÉ • Một số em bé trộm vía “dễ tính” – kiểu em bé thiên thần nên bé ăn, ngủ tốt và mẹ cũng không gặp nhiều trở ngại khi chăm sóc bé. • Tuy nhiên một số bé lại khó tính hơn, thường xuyên cáu gắt, khóc lóc khiến mẹ khó khăn khi nắm bắt nhu cầu ăn và ngủ của bé. ❤️8. SỰ THỐNG NHẤT KHI CHĂM SÓC CON Nếu người thân trong gia đình không ủng hộ và thống nhất với mẹ về việc cho con bú sữa mẹ, nhưng mẹ lại nghĩ rằng điều đó là tốt nhất cho con mình, thì điều đó sẽ gây ra những ức chế, căng thẳng sâu sắc. ❤️9. TRẢI QUA NHỮNG LO LẮNG VỀ TÀI CHÍNH • Tiền bạc là một nguồn căng thẳng lớn đối với nhiều người, không chỉ những người mới làm mẹ. • Tuy nhiên, nếu mẹ nghỉ làm để nghỉ sinh không lương hoặc quyết định ở nhà làm mẹ, điều đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của gia đình. • Điều này dẫn đến những lo lắng thường trực bởi nuôi thêm một đứa trẻ sẽ cần rất nhiều chi phí. ❤️10. ÁP LỰC VỚI NHỮNG TIÊU CHUẨN, MẪU HÌNH HOÀN HẢO Mẹ sẽ cảm thấy áp lực khi so sánh bản thân với những mẫu hình người mẹ khác. Vì sao mình không đủ sữa cho bé, vì sao sinh xong mình không thể trở về vóc dáng nhanh như mẹ khác, vì sao bé chậm tăng cân… Tất cả những so sánh này là không cần thiết, bởi không ai hoàn hảo cả. Hơn nữa, áp lực, lo sợ, căng thẳng sẽ ảnh hưởng không tốt để khả năng tiết sữa của mẹ. 👉 Mẹ có gặp các nguyên nhân stress liệt kê ở trên hay không, chia sẻ cảm nhận của mình dưới bài viết và cùng đón đọc phần 2 Hóa giải căng thằng - stress - Tự tin nuôi con bằng sữa mẹ cùng GV nhé! ---------------------------------------------------------------- ❤️Để nhận được thêm thông tin về các vấn đề phát triển của trẻ, tham vấn, tư vấn cho mẹ về quá trình chăm sóc bé, các vấn đề về giáo dục sớm cho bé từ 0 – 1 tuổi các mẹ hoàn toàn có thể nhờ đến sự tư vấn của Th.s Tâm lý Hà An bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này!

14

59