Dược sĩ Hằng Nguyễn

264

bài viết

Dược sĩ Hằng Nguyễn

Giảng viên • 2 năm trước

❌❌5 SAI LẦM CỦA MẸ KHI VỆ SINH MŨI CHO TRẺ Hi các mom. Lại sắp bắt đầu một mùa đông lạnh rồi, đây là khoảng thời gian các bé yêu của chúng ta dễ gặp các vấn đề hô hấp nhất. Dược sĩ thấy dạo này nhiều bé gặp tình trạng chảy nước mũi, ngạt mũi, khó thở khụt khịt. Tuy nhiên việc vệ sinh mũi cho con tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến mẹ hay mắc sai lầm, không những khiến bé không khỏi bệnh mà còn gây nhiều tác hại tới sức khoẻ của bé như nôn trớ hay viêm tai giữa ... 👉Cùng mình điểm danh 5 SAI LẦM CƠ BẢN khi mẹ vệ sinh mũi cho bé nhé! 1.Dùng xi lanh rửa mũi cho trẻ Rất nhiều mẹ có thói quen dùng xi lạnh rửa mũi cho con vì vừa tiết kiệm, lại dễ mua. Tuy nhiên, khi dùng xi lanh bơm trực tiếp nước muối vào mũi cho trẻ sẽ tạo áp lực cao qua khoang mũi. Điều này không giúp làm sạch khoang mũi mà ngược lại sẽ gây tổn thương niêm mạc, phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn. Áp lực dòng chảy lớn có thể đẩy dịch lên tai và gây viêm tai giữa 2. Dùng tăm bông ngoáy mũi cho trẻ Mũi của trẻ sơ sinh còn tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp. Việc mẹ dùng tăm bông ngoáy mũi thường xuyên có thể làm hỏng lớp màng nhầy có chứa nhiều mạch máu trong mũi Mẹ có thể làm sạch mũi cho bé bằng cách dùng bấc sâu kèn. Mẹ dùng giấy ăn loại sạch, mềm, hoặc khăn xô, cuốn thành bấc sâu kèn ( cuốn 1 đầu to, một đầu nhỏ) để nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm vào giấy rồi kéo nhẹ ra. 3. Hút/rửa mũi quá nhiều lần Khi bé nhiều nước mũi, ngạt mũi, tâm lý các mẹ thường hút mũi và rửa mũi liên tục nhằm làm sạch hết dịch mũi cho con. Tuy nhiên, hút mũi/ rửa mũi nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc mũi trẻ, dẫn đến chứng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. 4. Không làm loãng dịch nhầy trước khi hút/ rửa mũi Trong trường hợp mũi bé bị ngạt nhiều, dịch mũi đặc, nếu mẹ không làm loãng dịch nhầy trong mũi cho con thì dịch mũi khó theo lực hút để ra ngoài. Mặt khác khi trẻ ngạt mũi, niêm mạc mũi phù nề. Khi mẹ rửa mũi cho con, dịch mũi có thể chảy ngược lên tai rất nguy hiểm. 5. Không làm sạch chất nhầy sau khi rửa mũi cho con Nếu sau khi mẹ chỉ rửa mũi cho bé, mẹ không hút mũi ngay mà chỉ lấy khăn lau bên ngoài thì dịch nhầy bên trong sẽ không ra hết, làm tình trạng sổ mũi nặng hơn. CÓ MẸ NÀO CHƯA BIẾT VỆ SINH MŨI ĐÚNG CÁCH CHO BÉ KHÔNG? COMMENT BÊN DƯỚI ĐỂ DƯỢC SĨ TƯ VẤN NHÉ ❤️

13

54