Bs. Thắm - Khoa Phụ sản

131

bài viết

TIỀN SẢN GIẬT - NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT. Nhiều mẹ bầu đã nghe nhắc tới bệnh lý tiền sản giật nhưng chắc hẳn sẽ có nhiều mẹ chưa hiểu về bệnh này. Vậy tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén ở phụ nữ, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ về bệnh tiền sản giật để biết cách phòng tránh cũng như đến cơ sở y tế kịp thời khi có triệu chứng bất thường. 1. Tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù. Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. 2. Các yếu tố thuận lợi cho tiền sản giật Tiền sản giật dễ xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi bao gồm - Đa thai, đa ối - Mẹ sinh con khi trên 35 tuổi, dưới 18 tuổi hoặc mẹ hút thuốc lá - Mang thai vào mùa lạnh ẩm - Chửa trứng, biểu hiện tiền sản giật thường biểu hiện sớm. - Thai nghén ở phụ nữ đái tháo đường, tăng huyết áp mạn tính, béo phì. - Tiền sử có tiền sản giật - sản giật ở lần mang thai trước 3. Nguyên nhân gây tiền sản giật Cho đến nay, vẫn chưa tìm rõ nguyên nhân sinh bệnh của tiền sản giật. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể góp phần dẫn đến sự xuất hiện tiền sản giật: Thai phụ bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da) trước đó; có người thân trong nhà như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột... bị tiền sản giật; bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ... 4. Triệu chứng của tiền sản giật: - Tăng huyết áp - Protein niệu - Phù - Nặng: Thiếu máu, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng... Tiền sản giật là căn bệnh rất đáng sợ mà mọi bà bầu đều muốn tránh, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: phù não, suy thận cấp, rối loạn động máu, vỡ gan, suy tim cấp, suy gan, thai chậm phát triển, thai chết lưu, sinh non. Vì vậy, ngay từ những tháng đầu thai kỳ, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiền sản giật để chủ động phòng ngừa, điều trị. Trong 3 tháng cuối, khi có những biểu hiện bất thường liên quan đến tiền sản giật các mẹ nên đi khám để được BS theo dõi. Hoặc nếu các mẹ còn những lo lắng, thắc mắc gì về cách dự phòng, điều trị bệnh hây những vấn đề khác thì có thể comment bên dưới để nhận được sự tư vấn của mình nhé.

19

55